0

Xác định loại vi khuẩn đường ruột giúp con người chống lại ung thư

Những vi khuẩn này tiết ra 1 loại phân tử nhỏ có tên inosine. Chất này sẽ trực tiếp tương tác với các tế bào T, vốn được xem là đội quân tinh nhuệ của hệ miễn dịch để chống lại tế bào ung thư. Các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu Snyder (Canada) đã phát hiện một số loại vi khuẩn đường ruột hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại ung thư, cũng như cách chúng thực hiện điều này. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Science.



  • “Để tận dụng sức mạnh này của hệ vi sinh, các nhà khoa học phải hiểu hơn vai trò của vi khuẩn trong điều hòa hoạt động hệ miễn dịch” – TS Kathy McCoy nhấn mạnh.
     
    Các nghiên cứu trong thời gian gần đây đã cung cấp căn cứ khoa học mạnh mẽ về việc hệ vi sinh đường ruột có thể tác động tích cực đến khả năng chống ung thư của hệ miễn dịch, cũng như tăng cường hiệu quả của liệu pháp miễn dịch, được sử dụng trong điều trị một số loại ung thư nhất định. Tuy nhiên, cách vi khuẩn thực hiện điều này như thế nào vẫn là một ẩn số.
     
    TS Kathy McCoy cho biết: “Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã có thể chỉ ra cách vi khuẩn tăng cường khả năng của tế bào T, vốn được xem là đội quân tinh nhuệ của hệ miễn dịch để chống lại tế bào ung thư”.
     
    Cụ thể, nhóm tác giả đã tiến hành xác định các chủng vi khuẩn có liên quan đến khối u ác tính ở đại trực tràng của chuột, trong quá trình chúng được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.
     
    Kế đó, nhóm tác giả thử nghiệm từng chủng vi khuẩn này trên những con chuột đã được xử lý để loại bỏ tất cả vi sinh vật, và họ đã tìm ra được chủng nào đóng vai trò quan trọng đối với liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư.



    “Chúng tôi đã phát hiện ra rằng, những vi khuẩn này tiết ra 1 loại phân tử nhỏ có tên inosine. Inosine sẽ trực tiếp tương tác với các tế bào T, từ đó tăng cường hiệu quả của liệu pháp miễn dịch. Thậm chí trong một số thí nghiệm, tế bào ung thư đại trực tràng đã bị tiêu diệt hoàn toàn” - TS Kathy McCoy nhấn mạnh.
     
    Không chỉ dừng lại ở ung thư đại trực tràng, khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch của các vi khuẩn cũng được ghi nhận ở ung thư bàng quang và ung thư hắc tố.
     
    Ở bước tiếp tiếp theo, nhóm tác giả sẽ triển khai thí nghiệm trên người. Điều may mắn là cả 3 chủng vi khuẩn có ích đã được nhận diện trên chuột, cũng xuất hiện trong hệ vi sinh đường ruột của con người.
     
    TS Kathy McCoy nhấn mạnh rằng, xác định cơ chế hệ vi sinh giúp tăng cường hiệu quả của liệu pháp miễn dịch là điều rất cần thiết để tối ưu hóa phương pháp điều trị ung thư này.

    Liệu pháp miễn dịch (Imunotherapy) là một trong những phương pháp điều trị ung thư mới, với nhiều đặc điểm ưu việt hơn hóa trị, xạ trị, đặc biệt trong việc giảm các tác dụng phụ lên cơ thể. Bản chất của liệu pháp này là kỹ thuật kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư để tấn công lại các tế bào, khối u ác tính. Theo đó, các tế bào miễn dịch sẽ được tách lọc từ máu của bệnh nhân và được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ở những điều kiện nhất định nhằm nhân lên, sau đó hoạt hóa và tiêm trở lại vào cơ thể người bệnh. Các tế bào miễn dịch này gồm có: Tế bào sát thủ Lymphokine hoạt hóa, tế bào sát thủ tự nhiên, tế bào T độc, tế bào đuôi gai…

    Minh Nhật

    Theo MedicalXpress


AMV Group
AMV Vaccin
Safpo
Potec
Fzstex
AMV Diagnostic
AMV Pharmaceutical
AMV Centical
AMV Holimco
AMV Minh Long
Đức Minh Medical
AMV Branch
PharMaket